Đánh bóng cho xe ô tô là khâu quan trọng trong việc bảo dưỡng xe. Điều này sẽ tạo nên một lớp bề ngoài bảo vệ giúp cho ô tô của bạn đỡ bị trầy xước và trong luôn bóng đẹp như mới. Tuy nhiên, với những ai chưa quen và chưa nắm được kỹ thuật việc đánh bóng cho xe ô tô thì sẽ rất khó để thực hiện.
Chính vì vậy, bài viết ngày hôm nay của Auto66 sẽ chia sẻ đến bạn hết những thông tin cần thiết khi đánh bóng sơn ô tô để biết cách chăm sóc, bảo vệ xế cưng của mình.
Đánh bóng sơn ô tô là gì?
Đánh bóng sơn xe ô tô là một thuật ngữ mà một người sở hữu xe đều đã nghe đến, thực chất đánh bóng xe ô tô là công việc sử dụng tay, dùng máy với các công cụ hỗ trợ làm sạch hoặc bào mòn lớp bề mặt sơn của xe, để khôi phục lại độ sáng bóng của xe.
Công đoạn đánh bóng xe gồm có 3 bước chính như sau:
- Thực hiện làm phẳng bề mặt sơn của xe.
- Thực hiện đánh bóng sơn xe.
- Công đoạn hoàn thiện bề mặt sơn xe.
Trải qua 3 quy trình này, việc hiệu chỉnh hay đánh bóng sơn xe sẽ giúp loại bỏ đi những điểm xấu không hoàn hảo trên bề mặt sơn xe. Ngoài ra, phục hồi bề mặt sơn đó đến mức độ tốt nhất như lúc mới nhận xe mới.
Việc thực hiện đánh bóng cho xe ô tô giúp duy trì tình trạng tốt nhất của bề mặt sơn xe, nhằm tránh những tác động xấu từ môi trường trong quá trình sử dụng.
Khi nào cần đánh bóng sơn ô tô?
Vậy khi nào cần thực hiện đánh bóng cho ô tô là vấn đề được nhiều người sở hữu xe quan tâm đến. Xe ô tô sau một khoảng thời gian sử dụng nước sơn ban đầu bắt đầu có dấu hiệu nhạt đi không giống như ban đầu mới nhận xe mới. Trong quá trình di chuyển không tránh khỏi việc va chạm để lại những vết xước, hay do oxi hóa hoặc do tác động của thiên nhiên, thời tiết.
Để khắc phục những vấn đề này và mang lại vẻ đẹp tự nhiên vốn có của bề mặt sơn xe, thì việc đánh bóng sơn ô tô là điều cần thiết để mang lại vẻ nguyên bản cho xe.
Mặt khác, những vết xước nhỏ bạn cũng nên thực hiện quy trình đánh bóng cho xe ô tô, nếu không về lâu dài sẽ khiến cho xe bị oxi hóa dẫn đến tình trạng hư hỏng nặng, gây mất thẩm mỹ của xe.
Quy trình đánh bóng sơn xe ô tô
Đánh bóng cho xe ô tô là quá trình thực hiện trải qua nhiều bước khác nhau, có sự kết hợp giữa đánh bóng bằng tay và sử dụng máy để làm phẳng bề mặt sơn xe, để xóa đi các vết xước và những điểm lỗi trên bề mặt sơn nhằm đảm bảo sự hoàn thiện đến một mức độ sáng mới của xe. Các bước đánh bóng cho xe ô tô như sau:
Bước 1: Vệ sinh và rửa sạch xe ô tô
Điều đầu tiên trong công đoạn đánh bóng cho xe ô tô là rửa, tẩy các chất oxi đúng cách và sử dụng những hóa chất tẩy rửa chuyên dụng cho xe ô tô để làm sạch những vết bẩn bám trên xe. Tránh sử dụng những hóa chất tẩy rửa mạnh ảnh hưởng đến lớp sơn của xe.
Sử dụng nhám loại 1500 để thực hiện làm sạch bề mặt xe, việc sử dụng nhám xả này những vết trầy, xước tương đối sẽ biến mất đi (nhám loại 1500 chỉ sử dụng cho những xe mới sơn lại hoặc đã quá cũ, lưu ý chỉ sử dụng cục bộ tại những vị trí bị trầy, xước không cần xả nhám toàn bộ xe).
Sử dụng nhám 3000 để phục hồi độ nhẵn cho sơn tại những vị trí đã xả nhám trước đó.
Bước 2: Kiểm tra tình trạng sơn, đánh dấu các vị trí cần xử lý
Tiến hành kiểm tra tình trạng sơn sau đó đánh dấu các vị trí mà bạn cần xử lý.
Bước 3: Xử lý đồng nhất bề mặt sơn
Sử dụng bass 400 – 1500 để xử lý đồng nhất bề mặt sơn xe (do trong quá trình xả nhám trước đó sẽ có những chỗ không đồng đều).
Sử dụng bass 3000, 7000 để tạo độ bóng nhất định cho sơn xe (giai đoạn này rất quan trọng đòi hỏi người thợ có tay nghề cao và sự tỉ mỉ).
Bước 4: Sơn và đánh bóng xe bằng dụng cụ chuyên dụng
Sử dụng bass bóng chuyên dụng để tăng độ sáng bóng cho xe. Nên sử dụng bass dưỡng hoặc nano sơn để phủ lên và bảo vệ cho lớp sơn được lâu và bền hơn (trên 2 năm) tùy vào yêu cầu của khách hàng. Để xử lý những vết quầng, nên sử dụng phớt mút đi kèm với bass tương ứng để lấy lại bề mặt nhẵn và độ bóng tương ứng.
Sử dụng máy đánh bóng chuyên dụng vá bánh mút để thực hiện công đoạn đánh bóng cuối cùng.
Bước 5: Vệ sinh sau khi đã hiệu chỉnh sơn xe
Bước 6: Bảo vệ bề mặt sơn sau khi hiệu chỉnh
Sử dụng các dung dịch chuyên dụng để phủ lên bề mặt lớp sơn xe sau khi đã hiệu chỉnh sơn xe
Bước 7: Kiểm tra kỹ lưỡng và bàn giao xe cho khách
Cuối cùng, tiến hành kiểm tra lại thêm một lần nữa. Nếu mọi thứ đã hoàn thiện sẽ bàn giao xe cho khách hàng.
Những bộ phận nào cũng nên được đánh bóng?
Đánh bóng đèn
Đèn pha ô tô thường có chụp đèn bên ngoài làm bằng chất liệu nhựa polycarbonate. Loại nhựa này có nhược điểm dễ bị tác động bởi nhiệt, bức xạ, bụi bẩn và các chất ô nhiễm,… Đây chính là lý do tại sao một thời gian sử dụng, đèn xe ô tô thường bị ố vàng, mờ đục, bám bẩn,… Mặc khác, nhựa polycarbonate rất dễ bị trầy xước khi gặp phải các tác động vật lý bên ngoài.
Khi di chuyển trong điều kiện thiếu ánh sáng, đèn ô tô đóng vai trò rất quan trọng. Khi đèn xe ô tô bị xuống cấp điều này sẽ khiến luồng sáng chiếu ra bị phân tán, cường độ ánh sáng bị giảm đi đáng kể. Việc đánh bóng đèn xe ô tô sẽ giúp khắc phục tình trạng trên. Đánh bóng đèn xe giúp xử lý được các vết xước, trầy, vết hư hại trên bề mặt chụp đèn, trả lại độ trong và độ sáng cho đèn xe.
Đánh bóng nội thất
Sau một thời gian sử dụng, nhiều vị trí bằng nhựa bóng, mạ bạc, mạ chrome,… bên trong nội thất xe của ô tô cũng dễ bị trầy, xước. Việc vệ sinh nội thất xe và đánh bóng nội thất sẽ giúp xóa vết xước, lấy lại độ sáng bóng như ban đầu cho những chi tiết này.
Đánh bóng lốp
Vị trí lốp ô tô hiển nhiên sẽ nhanh bẩn và cũ đi vì mỗi ngày phải tiếp xúc với nhiều chất bẩn từ mặt đường, lại còn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Việc thực hiện đánh bóng lốp xe ô tô cũng là cách giúp lốp xe ô tô trở nên bóng và mới hơn.
So với những bộ phận khác, đánh bóng lốp xe ô tô thực hiện khá là đơn giản. Để đánh bóng lốp ô tô chỉ cần dùng dung dịch chuyên dụng đánh bóng lốp xịt trực tiếp lên bề mặt lốp, sau đó dùng khăn mịn chuyên dụng chà rồi lau sạch đi. Các loại dung dịch chuyên dụng này sẽ giúp khôi phục màu đen tự nhiên của lốp xe.
Đánh bóng kính lái
Kính ô tô, nhất là kính lái ô tô cũng rất dễ bị trầy, xước do vệ sinh không đúng cách, sử dụng cần gạt mưa xuống cấp, va chạm với các vật sắc nhọn,… hay bị xỉn màu do ánh mặt trời chiếu vào hoặc hóa chất,.. Việc đánh bóng kính lái ô tô không chỉ xóa xước mà còn giúp phục hồi độ trong của kính lái, làm cho kính lái trong sáng hơn.
Một số lưu ý khi sơn đánh bóng xe ô tô
Khi sơn lại xe rất khó để đạt lại màu sơn zin như ban đầu và còn chi phí rất đắt đỏ. Do đó, hãy lưu ý những điều dưới đây:
- Thử trước với những phụ tùng đã cũ cho quen tay.
- Trong quá trình thực hiện vệ sinh vết trầy, xước nên làm nhẹ tay và để ý xem có mạ kim loại nào dính vào phớt đất sét hay không. Điều này để tránh lê mạt kim loại từ nơi này sang nơi khác làm trầy xước thêm.
- Nên sử dụng phớt đánh bóng có kích thước phù hợp với khu vực cần xử lý và phù hợp với máy đánh bóng.
- Một khu vực cần xử lý chỉ nên trong khoảng từ 30 – 40cm.
- Trong quá trình đánh bóng không được đè mạnh tay, chỉ nên nương theo độ nặng của máy mà di chuyển theo.
- Trong thực hiện quá trình đánh bóng cần cảm nhận được độ nóng ấm của bề mặt lớp sơn. Vì đây là điều cần thiết để sơn bóng loáng.
- Nên sử dụng khăn chuyên dụng cho từng bước.
- Sau khi quá trình đánh bóng xong nên sử dụng bảo dưỡng sơn.
Đánh bóng cho xe ô tô là việc khá quen thuộc, nhưng nhiều chủ xe vẫn chưa hiểu rõ hoặc có những hiểu sai về đánh bóng sơn ô tô, khiến việc đánh bóng cho xe ô tô vừa không đạt được kết quả nhưng mong muốn và vừa làm hư hại đến bề mặt sơn của xe.
Hy vọng qua bài viết mà Auto66.vn bạn có thêm thông tin cần thiết về đánh bóng sơn cho xe ô tô, nếu bạn còn thắc mắc hay cần được tư vấn về những vấn đề làm đẹp cho xe mình, hãy đến với Auto66.vn luôn nhé!
Lời Nhắn:
Nếu bạn cảm thấy sản phẩm phù hợp với mình đừng quên liên hệ với chúng tôi qua Facebook
>> Đừng ngần ngại nếu còn thắc mắc gì về sản phẩm hãy gọi cho chúng tôi, chung tôi luôn mong muốn mang lại sản phẩm phù hợp nhất cho bạn.
Xem thêm:
>> Video Review xe Vinfast độ
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.