Mã lực là thuật ngữ hay được nhắc đến khi nói về các thông số của các loại xe cộ, máy móc. Vậy mã lực là gì, có những loại mã lực nào và ý nghĩa của nó như thế nào? Hãy tham khảo bài biết sau đây của Auto66 để hiểu thêm về mã lực nhé.
Nội Dung
Mã lực xe máy là gì?
Đối với động cơ xe máy, mã lực chính là đơn vị chỉ ra sức mạnh của xe tương đương với bao nhiêu con ngựa cần có để kéo xe.
Trên thực tế, thuật ngữ mã lực bắt đầu có từ thế kỷ 17, khi cha đẻ của động cơ hơi nước Thomas Savery nhân định: Một động cơ hơi nước sẽ tương đương với sức của 2 người làm một công việc trong cùng một thời điểm. Nó cũng có thể duy trì tương đương với 10 hoặc 12 con ngựa làm việc liên tục. Nếu động cơ đủ lớn, nó có thể duy trì cho đến khi tương đương cùng với 15 hoặc 20 con ngựa làm việc liên tục.
Và đến cuối thế kỷ 18, James Watt là kỹ sư người Scotland đã sử dụng ý tưởng trên để định nghĩa về sức mạnh của một động cơ hơi nước.
Có những loại mã lực nào ?
Mã lực cơ học
Mã lực cơ học viết tắt là HP(I), đây là đơn vị công suất dùng để đo sản lượng của máy động cơ và mô tô.
Mã lực nồi hơi
Viết tắt là HP(S), đây là loại mã lực sử dụng để đo công suất của lò hơi tạo ra hơi nước. Thông thường, 1 mã lực nồi hơi chính bằng tỷ lệ năng lượng nhiệt cần để làm bay hơi 34.5lb nước ngọt tại mức nhiệt 212 độ F trong thời gian 1h.
Mã lực hệ mét
Viết tắt là HP(M), được sử dụng phổ biến nhất, là công cần thiết để nâng một vật có khối lượng 75kg với tốc độ 1m/s. Ở mỗi quốc gia, mã lực này lại có những tên gọi khác nhau, ví dụ như: CV (Pháp), PK (Hà Lan), KS, CH, PS (Đức).
Mã lực điện
Mã lực điện viết tắt là HP(E), loại mã lực này dùng để đo sản lượng của máy động cơ và mô tô.
Ý nghĩa mã lực xe máy
Như vậy, 1 mã lực (hp) chính là khả năng nâng một vật 75kg lên độ cao 1m trong 1 giây. Sau đó, dựa trên mã lực, chúng ta biết tốc độ xe máy có thể đạt được. Xe máy càng có nhiều mã lực thì xe chạy được quãng đường càng dài trong thời gian đã định.
Nói cách khác, mã lực tỷ lệ thuận với trọng lượng (trọng lượng xe, người ngồi trên xe) và quãng đường đi được của xe. Ngoài ra, mã lực tỷ lệ nghịch với thời gian di chuyển. Vậy nếu hai ô tô có cùng số liệu và chuyển động trong cùng điều kiện.
Như vậy, nếu 2 xe có cùng chỉ số và di chuyển trong cùng một điều kiện thì xe có nhiều mã lực hơn sẽ tốc độ tối đa cao hơn.
Ví dụ, nhìn vào thông số kỹ thuật của Exciter 155 là 17.7 mã lực tại 9.500 vòng/phút, còn Winner X có chỉ số 15,4 mã lực tại 9.000 vòng/phút.
Cách tính mã lực xe máy
Để tính toán cụ thể giá trị của 1 mã lực, James Watt cho rằng: 1 con ngựa có thể quay bánh xe có bán kính 12 feet (tương đương 3.7m) lên đến 144 lần trong vòng một giờ với lực kéo là 180 pounds lực.
Từ đó, ông đã tính toán và đưa ra được thông số:
1HP = 32.572 pounds lực.feet/phút
Sở dĩ James Watt sử dụng đơn vị đo công suất hoạt động là mã lực (HP) vì thời điểm bấy giờ, ngựa được xem như là phương tiện di chuyển chính để vận chuyển người, hàng hóa. Như vậy, muốn biết động cơ này mạnh hơn động cơ kia, phương pháp để nhất chính là so sánh với sức kéo của ngựa. Còn nếu theo hệ đo lường quốc tế ngày nay cho biết: 1HP tức là công cần thiết để nâng vật nặng 75kg lên cao 1m trong thời gian 1 giây. Nghĩa là: 1HP = 746W = 0.746KW.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên giúp các bạn hiểu thêm phần nào về mã lực của xe máy cũng như cách tính mã lực của xe máy. Việc tìm hiểu về mã lực, tính mã lực xe máy chỉ là một trong những yếu tố để bạn xác định khả năng vận hành của động cơ. Vì vậy khi mua xe, bạn hãy xem xét kỹ hơn về các thông số kỹ thuật mà nhà+ sản xuất công bố nhé.