Ngày nay, có rất nhiều loại đèn tín hiệu giao thông ngoài 3 loại đèn xanh, đỏ, vàng mà mọi người thường biết. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của các loại đèn. Vì vậy, Auto66 sẽ giải đáp tất cả tác dụng của những loại đèn đó để các bạn dễ dàng nắm bắt, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Nội Dung
Đèn tín hiệu giao thông đường bộ do cơ quan nào tổ chức lắp đặt?
Căn cứ vào Điều 45 và Điều 37 Luật giao thông đường bộ năm 2008, đèn tín hiệu giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải chịu trách nhiệm lắp đặt chính. Bộ trưởng sẽ phân bổ đèn trên đường quốc lộ, còn Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ phụ trách lắp đèn ở phạm vi đường bộ mình quản lý.
Lắp đặt hệ thống đèn giao thông đường bộ cần chú ý gì?
Theo Điều 13 QCVN 41:2019/BGTVT, Quy chuẩn Quốc gia về giao thông đường bộ đã quy định tiêu chuẩn lắp đèn tín hiệu giao thông như sau:
- Mặt đèn phải hướng về phía người tham gia giao thông.
- Nếu đèn được lắp đặt trên lề đường, đảo giao thông, giải phân cách thì chiều cao đèn phải từ 1,7m đến 5,8m. Khoảng cách từ cây đèn đến phần đường lưu thông phải từ 0,5m đến 2m.
- Đèn đặt ngang ở trên cầu, chiều cao đèn phải nằm trong khoảng từ 5,2m đến 7,8m.
- Đèn phải được đặt đúng vị trí sao cho người tham gia giao thông có thể nhìn rõ từ xa để điều chỉnh lại tốc độ.
- Đèn tín hiệu giao thông có thể được đặt trên cột điện, công trình kiến trúc trong trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, đèn vẫn phải lắp đặt theo đúng quy chuẩn và đảm bảo người đi đường có thể nhìn thấy.
- Ở các khu dân cư, đô thị đông đúc, đèn có thể được bố trí trên thân cột thẳng đứng đặt bên kia đường về phía tay phải của chiều đường..
- Khi lắp đặt đèn tín hiệu giao thông cần phải chú ý đến kích thước, độ sáng và phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Người đi đường dễ dàng thấy đèn và không bị lóa bởi ánh sáng.
- Tùy từng trường hợp mà có thể đặt đèn tại các đoạn đường nhánh có nút giao chiều để nhắc lại và dễ dàng quan sát.
Ý nghĩa của các loại đèn tín hiệu giao thông đường bộ
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông thì người đi đường cần phải biết chính xác tác dụng của đèn. Các bạn hãy tham khảo ý nghĩa của tất cả loại đèn tín hiệu giao thông ngay dưới đây nhé.
Đèn tín hiệu giao thông màu xanh, đỏ, vàng
Đây là 3 loại đèn giao thông đường bộ phổ biến nhất mà ai cũng biết. Vì vậy, bạn hãy tuân thủ đúng quy định của loại đèn này nhé.
- Đối với đèn màu xanh: Đèn này thông báo cho người đi đường biết họ có thể tiếp tục đi.
- Đối với đèn màu đỏ: Nếu gặp đèn đỏ thì bạn cần phải dừng lại cho làn đường khác đi.
- Đối với đèn màu vàng: Đèn tín hiệu giao thông màu vàng nhằm báo cho người đi đường di chuyển chậm lại và dừng lại trước vạch sơn “Dừng lại”.
Đèn tín hiệu phụ hình mũi tên
Đây là loại đèn cho phép bạn được rẽ theo hướng mũi tên. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý những điểm sau nếu gặp đèn này.
- Khi cột đèn tín hiệu giao thông chính được lắp tín hiệu đèn phụ hình mũi tên màu xanh, thì các phương tiện chỉ được di chuyển theo phía mũi tên lúc đèn sáng. Tín hiệu này cho phép người đi rẽ trái và quay đầu.
- Nếu các cột đèn có tín hiệu đèn phụ hiển thị màu xanh khi đèn giao thông đang màu đỏ hoặc vàng, thì mọi người có thể rẽ trái. Tuy nhiên, khi rẽ trái, các bạn cần nhường đường cho các phương tiện đến từ hướng ưu tiên.
- Trong trường hợp, đèn phụ màu đỏ mà đèn tín hiệu giao thông màu xanh thì bạn không được phép di chuyển theo hướng mũi tên.
Tín hiệu đèn hai màu đối với người đi bộ
Người đi bộ sẽ thường thấy đèn tín hiệu giao thông này với 2 màu đỏ và xanh. Đây là đèn thông báo sang đường cho người đi bộ, bạn cần phải đi trong vạch và tuân thủ đúng quy định màu đèn.
- Đối với đèn màu đỏ: Loại đèn này sẽ có hình người thẳng đứng, và nếu đèn sáng thì bạn sẽ không được phép di chuyển.
- Đối với đèn màu xanh: Đèn này có hình người đang bước chân, bạn sẽ được phép đi khi đèn sáng. Tuy nhiên, nếu đèn xanh nhấp nháy liên tục thì bạn không nên qua đường vì đây là thời điểm giao đèn.
Tín hiệu xanh đỏ không nhấp nháy ở khu vực đường sắt, phà, cầu
Người đi đường có thể nhận biết được các phương tiện đặc biệt này đang đến theo màu đèn ở khu vực đó.
- Đối với đèn màu xanh: Bạn được phép di chuyển.
- Đối với đèn màu đỏ: Bạn phải dừng lại để đợi những phương tiện này đi qua.
Loại đèn đỏ nhấp nháy hai bên thường gặp ở những nơi giao nhau với đường sắt
Để tránh nguy hiểm và xảy ra tai nạn không đáng có thì các đoạn đường sắt đã được trang bị đèn nhấp nháy màu đỏ.
- Khi đèn sáng: Người tham gia giao thông tuyệt đối không được di chuyển vì đây là lúc tàu đang đi qua.
- Khi đèn tắt: Lúc này sẽ không có tàu đi qua nên bạn có thể đi lại thoải mái.
Đèn tín hiệu giao thông hai hộp được trên ở từng làn đường riêng biệt
Đèn tín hiệu hai hộp để dành cho những phương tiện chuyên biệt đi trên làn đường riêng biệt.
- Đối với đèn màu xanh: Các loại xe sẽ được phép chạy theo mũi tên chỉ đường.
- Đối với đèn màu đỏ: Cấm xe không được di chuyển vào làn đường mũi tên chỉ.
- Đối với trường hợp cả hai đèn tín hiệu giao thông đều tắt: Tất cả các loại xe đều bị cấm đi vào làn đường trên khi làn đường đó xuất hiện vạch 1.9 đã được đánh dấu.
Lưu ý: Vạch 1.9 là loại vạch màu trắng với 2 đường liên tiếp đứt khúc song song. Đây là vạch để ngăn cách làn đường có lưu lượng xe tham gia giao thông lớn. Hướng xe của làn đường có thể bị thay đổi bởi đèn màu xanh, đỏ.
Lời kết
Qua bài này, các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về đèn tín hiệu giao thông trên các làn đường. Mong rằng bạn đã nắm bắt được ý nghĩa của đèn và là người tham gia giao thông thông minh. Hãy tiếp tục theo dõi Auto66 để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nữa nhé.